*Cập nhật 25.11.2019
Dưới đây là một số những gì nhìn thấy và trải qua của tôi với xe 103 thuộc bus Hà Nội (Tổng công ty vận tải Hà Nội, Transerco) vào tháng 11.2019.
Tên tuyến, tuyến 103 có 103A và 103B cùng có điểm xuất phát tại Bến xe (BX) Mỹ Đình và lần lượt về tại BX Hương Sơn và BX Hồng Quang (?). Theo tôi được biết, tuyến 103A khai trương từ tháng 8, 2017. Tuyến 103B khai trương từ tháng 1, 2019.
Mặc dù vậy, khi đón xe tôi không nhìn thấy chữ A, chữ B. Chữ điện tử thông báo trên kính xe thường không chạy, thay vào đó là bảng đặt ở cần gạt. Không hiểu vì sao? Có lẽ hiện tại chỉ có xe 103 (Mỹ Đình – Hương Sơn). Còn xe đi Hồng Quang chỉ tăng cường trong năm nay và đã không còn hoạt động (?). (đã cập nhật thêm ở cuối bài)
Mặc dù vậy, khi đón xe tôi không nhìn thấy chữ A, chữ B. Chữ điện tử thông báo trên kính xe thường không chạy, thay vào đó là bảng đặt ở cần gạt. Không hiểu vì sao? Có lẽ hiện tại chỉ có xe 103 (Mỹ Đình – Hương Sơn). Còn xe đi Hồng Quang chỉ tăng cường trong năm nay và đã không còn hoạt động (?). (đã cập nhật thêm ở cuối bài)
Đặc điểm nhận diện xe 103 là màu xanh da trời pha xanh dương ở phần gầm xe, sức chức của xe là 60 chỗ ngồi. (đã cập nhật thêm ở cuối bài)
Đây là chuyến 103 cuối cùng trong ngày. Xe đi từ trung tâm về, nếu đứng ở trạm Học Viện Bưu Chính Viễn Thông vào tầm 20h15 thì chắc chắc còn xe.
Tổng chiều dài của tuyến ước chừng xấp xỉ trên dưới 65 km. Tổng thời gian xe chạy khoảng 3 giờ đồng hồ. Điểm khởi đầu từ BX Mỹ Đình. Điểm kết thúc tại BX Hương Sơn, cách bến đò chùa Hương ước chừng 1 km.
Số trạm dừng là 82 trạm. Tôi thường đón xe từ trạm Khu đô thị Thanh Hà (Hà Đông) để vào trung tâm Hà Nội. Nếu tính BX Mỹ Đình là trạm đầu thì trạm tôi đón là trạm thứ 27. Để tiện cho việc tìm trạm dừng thì có thể dùng 2 tiện ích là BusMap (chọn khu vực sử dụng là Hà Nội) hoặc Tìm Buýt (Hanoibus). Cả 2 đều có ưu khuyết về thông tin. Thế nên dùng cùng lúc cả hai là hoàn hảo.
Mật độ khách đi, tôi đi xe 103 lần đầu vào lúc 16:00. Đón từ trạm Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Trần Phú). Xe đông kín, không còn chỗ ngồi, lẫn đứng.
Lần hai tôi đón xe vào lúc 8:30 chủ nhật tại Khu đô thị Thanh Hà, vẫn đông kín. Thêm một lần đi nữa vào lúc 16:30 chiều cũng từ Thanh Hà, xe vẫn không còn một chỗ đứng. Khi qua khỏi trạm Đại Học Kiến Trúc thì khách xuống hết một nửa, xe thoáng hơn. Mấy lần sau đi theo chiều lượt về (Hương Sơn – Mỹ Đình) thì cũng có chung tình trạng này. Cứ đi hết đường Trần Phú theo chiều lượt về thì xe giảm hết phân nửa. Thêm một lần đón xe lượt đi (Mỹ Đình – Hương Sơn) vào lúc 20:21 tại trạm Khuất Duy Tiến thì xe trống hẳn, lác đác vài khách.
Giá vé 1 lượt xe 103 là 9.000đ.
Thời gian giãn cách giữa các chuyến theo thông báo là 15 phút. Có nơi thông báo là 20 đến 30 phút. Theo sự trải qua của tôi thì chưa bao giờ tôi phải chờ xe đến 30 phút. May mắn thì chỉ khoảng 5 phút là có, hoặc lâu hơn thì tầm 20 phút đã có xe. Vào giờ cao điểm nếu đón xe ở khu vực trung tâm Hà Nội, nhiều khả năng sẽ phải đợi lâu hơn.
#NhậtKýBus
12.11.2019
::: ::: ::: Mục Lục ::: ::: :::
*Cập nhật 25.11.2019:
- Thời gian chờ:
2 tuyến xe 103A và 103B hiện vẫn hoạt động. Thời gian chờ xe tối đa là 30 phút. Tuy nhiên so có 2 tuyến trên cùng 1 đường qua khu đô thị Thanh Hà nên có khi vừa bước xuống thấy xe 103B đi qua thì chỉ tầm 5 phút sau đã thấy xe 103A xuất hiện. Vậy nên tôi nghĩ thời gian chờ xe không lâu đến vậy. Lỡ chuyến này thì có chuyến khác.
- Màu xe:
Theo quan sát của tôi thì xe 103A sẽ có màu vàng đỏ, còn xe 103B thì là màu xanh.
- Biển hiệu, đánh số:
Cả 2 xe dường như không có sự đồng bộ ở mặt này. Có khi dánh lên kính. Có khi trưng bảng ở cần gạt. Có khi chạy chữ điện tử. Ban ngày chỉ có thể nhận diện màu từ xa. Ban đêm thì gần như vô vọng. Chỉ khi xe đến trạm mới thấy rõ là 103A hay 103B. Có khi cũng chẳng biết là A hay B chỉ thấy 103.
- Mật độ khách:
Ngày 20.11, tôi có đón xe 103A để vào trung tâm. Giờ đón xe là khoảng 14 giờ. Lên xe có chỗ ngồi. Đây có lẽ là lần hiếm hoi (và cũng là may mắn) khi đi từ Thanh Hà vào nội đô vào ban ngày mà lại vắng khách.